Liên hệ trực tuyến
Hotline :
Quảng cáo
Liên kết website
Họp quy hoạch các mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả
(02-01-2012)

Chiều qua ngày 20/10/2011, tại hội trường Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - Vinacomin (VIMCC) diễn ra hội nghị “Giải pháp khai thác hợp lý cho các mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả". Đây là vấn đề vừa được Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam đưa ra bàn luận, xem xét cùng với các đơn vị có liên quan.

Theo Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam, giai đoạn 2011-2015 công tác khai thác, đổ thải, vận tải, thoát nước của các mỏ và công trường khai thác lộ thiên vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do các bãi thải hiện tại không thể đáp ứng được nhu cầu đổ thải lâu dài, phát sinh nhiều vấn đề chồng chéo giữa các mỏ, các khai trường lộ thiên với các công trình hầm lò đan xen trong khu vực...

Để giải quyết vấn đề này, Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam giao cho Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - Vinacomin - là đơn vị tư vấn hàng đầu của Tập đoàn thiết kế tổng thể quy hoạch khai thác than các mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả để đảm bảo cho khai thác các mỏ lộ thiên nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, tận dụng tối đa được không gian bãi thải tạm, bãi thải trong hợp lý, hạn chế bãi thải ngoài, đồng bộ về tốc độ xuống sâu, có cung độ vận tải hợp lý nhất, hạn chế được việc tập trung vốn đầu tư lớn trong cùng một thời điểm.

Được sự tín nhiệm của Tập đoàn sau thời gian triển khai dự án VIMCC đã đưa ra được 4 phương án để Tập đoàn cũng như các mỏ có liên quan lựa chọn, đó là:

- Phương án 1: Theo các dự án và TKKT hiện nay của các mỏ.

Theo phương án này sản lượng, trình tụ khai thác và đổ thải, tuổi thọ của các mỏ lộ thiên lớn nhất vùng Cẩm Phả được giữ nguyên theo các thiết kế hiện đại của từng mỏ.

- Phương án 2: Giảm sản lượng của mỏ Đèo Nai, tăng sản lượng mỏ Cọc Sáu  lên 4tr tấn/năm. Mỏ Cao Sơn và Khe Chàm không thay đổi.

Căn cứ hiện trạng khai thác, điều kiện thế nằm của các vỉa than, khả năng sản lượng mỏ, trong phương án này sản lượng và trình tự khai thác của các mỏ Khe Chàm II (LT) và Cao Sơn được giữ nguyên như phương án 1.

Sản lượng mỏ Cọc Sau được nâng lên 4 triệu tấn năm, đẩy nhanh khai thác khu Thắng Lợi tạo diện đổ thải trong cho các mỏ từ năm 2021.

Giảm công suất mỏ Đèo Nai xuống còn 1,6 - 1,8 tr tấn/năm, giảm khối lượng đổ thải ngoài ra bãi thải ngoài Nam Khe Tam, do đó mỏ Đèo Nai chỉ cần đầu tư hệ thống băng tải đá với công suất 10tr m3/năm để vận tải đất đá thải ra bãi thải Nam Khe Tam.

- Phương án 3: Giảm sản lượng Đèo Nai, đổ thải trong vào khu vỉa chính. Mỏ Cọc Sáu tăng sản lượng lên 4tr tấn/năm. Mỏ Khe Chàm II (LT) và Cao Sơn giữ nguyên sản lượng. Trong giai đoạn 2013 - 2025 sản lượng toàn ngành bị giảm 1tr tấn/năm so với phương án 1.

Trong phương án này giai đoạn 2013-2020 đất đá thải của Đèo Nai được đổ vào bãi thải tạm Vỉa Chính do đó không vần đầu tư hệ thống băng tải đá ra Nam Khe Tam. Sản lượng mỏ giảm xuống còn khoảng 1,3 - 1,5tr tấn/năm.

- Phương án 4: Trình tự khai thác và đổ thải của các mỏ cơ bản giống như phương án 2. Trong đó có xét đến triển vọng đổ thải bãi biển khu vực Bái Tử Long.

Theo phương án này, một phần đất đá thải của hai mỏ Đèo nai và Cọc Sáu sẽ được vận tải bằng băng tải ra khu vực Bái Tử Long với cung độ trung bình là khoảng 5km. Bãi thải được thiết kế đổ đến mức +5, diện tích 10.000ha và có dung tích đổ thải là 250tr m3 .

Quá trình đổ thải phải tiến hành song song với quá trình xây dựng hệ thống đê chắn bãi thải. Tổng chiều dài tuyến đê chắn bãi thải lấn biển khoảng 520 tỷ đồng.

Với 4 phương án trên, VIMCC đã đề xuất lựa chọn phương án 2 làm phương án khai thác hợ lý cho các mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả.

Dựa trên đề xuất này, hội nghị đã cùng bàn bạc trao đổi và cùng thống nhất lựa chọn phương án 2 là phường án tối ưu nhất để thực hiện.

hoahuong

Các bài viết khác:
» PHÁT TRIỂN CNTT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THAN
Moi quang cao
Moi quang cao